Cách kiểm tra nợ xấu bằng số điện thoại đơn giản
Trong quá trình vay vốn ngân hàng hoặc các công ty tài chính, đã có rất nhiều khách hàng gặp rắc rối vì bị nợ xấu mà không hề hay biết. Vì vậy làm sao để kiểm tra tình trạng tài chính của bản thân? Qua bài viết này, sosanhthoi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nợ xấu bằng số điện thoại nhanh nhất.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là định nghĩa của những khoản nợ cả gốc lẫn lãi mà chưa được người vay thanh toán đầy đủ, hoặc đã quá hạn thanh toán từ 3 tháng (90 ngày) trở lên tính từ thời hạn chót phải trả.
Những trường hợp này sẽ được lọc phân loại vào hệ thống của CIC (Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Việt Nam) hoặc PCB (Đơn vị tư nhân quản lý trung tâm ứng dụng) theo các tiêu chí khác nhau.
Chỉ cần biết một khi khách hàng đã bị xếp vào các nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nhóm nghi ngờ) và nhóm 5 (nguy cơ mất vốn cao) trong danh sách của hệ thống này, chắc chắn bạn đã bị nợ xấu và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn về sau.
Vì sao nên kiểm tra trạng thái nợ xấu?
Một khi khách hàng bị nợ xấu, điểm tín dụng cá nhân của họ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu trong tương lai bạn cần vay vốn hay có dự định mua trả góp, chắc chắn sẽ rất khó khăn để ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính xét duyệt cho bạn, trường hợp xấu nhất là từ chối yêu cầu của bạn.
Trong một số trường hợp, bạn cần phải tìm hiểu lý do ngân hàng từ chối hồ sơ yêu cầu vay vốn của mình. Nếu có sai lệch thông tin dẫn đến nợ xấu thì bạn vẫn có thể kịp thời phản ánh lại để xét duyệt.
Tóm lại bạn cần phải kiểm tra trạng thái nợ xấu thường xuyên để có thể nắm rõ được cụ thể tình trạng tín dụng của mình, từ đó có những hướng giải quyết thích hợp và kịp thời.
Cách kiểm tra nợ xấu bằng số điện thoại
Kiểm tra qua CIC thông qua website
CIC (hay Credit Information Center) là Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là tổ chức phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng; có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích và xử lý, đồng thời dự báo các thông tin tín dụng của mỗi cá nhân hay tổ chức. Để tra cứu nợ xấu bằng số điện thoại qua CIC, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào website CIC TẠI ĐÂY!
- Bước 2: Chọn mục đăng ký, lần lượt điền đầy đủ các thông tin cá nhân, file ảnh chứng minh hoặc căn cước công dân và số điện thoại để hệ thống gửi thông báo về cho bạn.
- Bước 3: Nhập mã OTP từ hệ thống gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký, điền xong ấn “Tiếp tục”.
- Bước 4: Nhân viên tư vấn CIC sẽ gọi cho bạn để xác thực thông tin. Sau khi xác thực, tài khoản của bạn đã được đăng ký thành công. Các thông tin đăng nhập sẽ được gửi qua tin nhắn điện thoại cho bạn.
- Bước 5: Trở lại trang chủ CICi để tiến hành đăng nhập, kiểm tra các lịch sử tín dụng trong phần thông tin cá nhân.
Ngoài ra bạn có thể tải app CIC trên điện thoại, có mặt trên cả Android và IOS. Các thủ tục tương tự như trên, nhưng quá trình xét duyệt sẽ mất khoảng 1-3 ngày theo thời gian làm việc hành chính.
Kiểm tra nợ xấu qua thủ tục vay vốn ngân hàng
Hiện nay để đáp ứng các nhu cầu thuận tiện của khách hàng, mỗi ngân hàng đều có các app riêng để giúp khách có thể dễ dàng tra cứu các thông tin cần thiết. Các bước thực hiện kiểm tra như sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng của ngân hàng mà bạn đang sử dụng về điện thoại.
- Bước 2: Tiến hành đăng nhập. Trong trường hợp bạn chưa có tài khoản, chỉ cần điền họ tên, số điện thoại và số chứng minh hoặc căn cước công dân để đăng ký.
- Bước 3: Nhấp vào mục “Vay trực tuyến”, tiến hành các bước đăng ký vay thử.
- Bước 4: Sau khi hoàn tất thông tin đăng ký vay, nếu bạn có nợ xấu thì CIC sẽ thông báo từ chối tài khoản của bạn. Nếu ngược lại, nghĩa là bạn vẫn chưa nằm trong danh sách bị nợ xấu.
Bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng cho vay nợ xấu và cung cấp số điện thoại để kiểm tra thông tin. Nếu ngân hàng từ chối cho vay với lý do bạn đang bị nợ xấu, thì bạn cũng hiểu kết quả rồi đấy.
Nợ xấu có xóa được không?
Sau khi kiểm tra thông tin, kết quả CIC và phát hiện bản thân đã bị xếp vào nhóm nợ xấu, bạn nên thực hiện những cách sau nếu muốn xóa nợ xấu:
- Thanh toán toàn bộ các khoản nợ cả gốc lẫn lãi, đây chính là các giải quyết tối ưu nhất nếu muốn xóa nợ xấu trên CIC.
- Nếu không kịp chuyển bị đủ tiền để thanh toán, bạn có thể mượn người thân hoặc thanh lý các đồ có giá trị.
- Tìm nhân viên tín dụng để tư vấn và đăng ký, như vậy khi có bất kỳ thông tin nào về vay tín dụng họ sẽ thông báo cho bạn.
Các ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ bạn bằng cách áp dụng các chính sách có sẵn để xem xét từng trường hợp riêng, cụ thể:
- Đối với khoản nợ dưới 10 triệu: Nếu đã tất toán thì bạn không cần quá lo ngại, ngân hàng sẽ dễ dàng hỗ trợ bạn xóa nợ xấu.
- Đối với khoản vay nợ trên 10 triệu: Nếu đã quá hạn trả thì hãy lập tức thanh toán. Sau đó báo với ngân hàng, đợi lịch sử tín dụng được cập nhật định kỳ mỗi tháng để theo dõi tình trạng nợ xấu của mình.
Kinh nghiệm vay tiền ngân hàng tránh dính vào nợ xấu
Tất toán khoản vay trước hạn
Điều cơ bản và quan trọng nhất chính là thanh toán khoản vay đúng hạn. Vì vậy nếu có khả năng, hãy tất toán các khoản vay trước hạn chót vài ngày để hệ thống kịp thời cập nhật. Trong trường hợp xảy ra vấn đề hay bị lỗi thì bạn vẫn lập tức thông báo với ngân hàng để hỗ trợ kịp thời.
Cân nhắc khoản vay phù hợp khả năng chi trả
Luôn luôn cân nhắc thật thận trọng trước khi vay tiền, đây là điều cơ bản mà bạn phải luôn nhớ. Hãy đảm bảo rằng tài chính của bản thân sẽ đủ chi trả cả gốc lẫn lãi mỗi khi đến kỳ hạn, có như vậy mới tránh được nguy cơ nợ xấu.
Đăng ký các dịch vụ hỗ trợ
Trong quá trình vay nợ ngân hàng, bạn nên sử dụng các kênh trích nợ tự động. Việc này sẽ giúp bạn tránh được trường hợp quên hạn thanh toán và dẫn đến nợ xấu.
Tạo lịch sử tín dụng uy tín
Bạn phải hiểu rằng các ngân hàng đều sử dụng kết quả chung từ hệ thống tín dụng CIC. Vì vậy trong khi bạn đang nợ xấu ngân hàng này thì ngân hàng khác vẫn có thể tra cứu ra và từ chối cho vay.
Thay vì mất thời gian xung quanh, hãy tập trung cải thiện và tạo cho mình một lịch sử tín dụng thật uy tín.
Hạn chế vay hộ người khác
Đứng ra vay hoặc bảo lãnh hộ người khác khi vay vốn sẽ rất dễ dính vào nợ xấu. Khi đó bạn hoàn toàn ở thế bị động và không thể hoàn toàn đảm bảo người kia có thể thanh toán đúng hạn hay không.
Trong trường hợp bắt buộc, hãy tìm hiểu thật kỹ và thường xuyên nhắc nhở người mà bạn vay hộ để có những biện pháp phòng tránh tối ưu nhất.
Lời kết
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết và đầy đủ nhất về cách kiểm tra nợ xấu bằng số điện thoại. Đồng thời cũng hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích, phòng tránh trường hợp rơi vào nợ xấu.
Xem thêm:
- Tổng đài kiểm tra nợ xấu là gì?
- Cách tính phí trả chậm FE Credit 10 ngày
- Việc lừa đảo khách hàng với Fe Credit là đúng hay sai?
- Nợ xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?