Cách kiểm tra nợ xấu của người khác đơn giản, chi tiết

Khi vay vốn ngân hàng hay tại các công ty tài chính, nhiều người lo lắng không biết mình có vướng vào nợ xấu hay không, hoặc có tình trạng khách hàng bị đánh cắp thông tin và dính lịch sử CIC nợ xấu khiến họ không thể đăng ký vay ngân hàng. Do đó, làm thế nào để kiểm tra nợ xấu của mình hay kiểm tra nợ xấu của người khác

Bài viết dưới đây sosanhthoi.com sẽ bật mí các cách kiểm tra nợ xấu của người khác đơn giản và chính xác nhất.

Tại sao lại có nợ xấu?

Nợ xấu là gì?

Hiện nay, thủ tục vay tiêu dùng khá dễ dàng, chỉ cần có chứng minh nhân dân hay bằng lái là có thể được duyệt vay nhanh chóng.  Trên thực tế, nhiều kẻ lợi dụng lỗ hổng này để đánh cắp thông tin cá nhân của người khác và đi vay, khiến cho nhiều người tự nhiên bị ngân hàng/công ty tài chính đòi nợ

Thậm chí họ chưa từng vay hay đăng ký khoản vay nào nhưng lại bị dính lịch sử nợ xấu trên CIC là có khoản vay quá hạn thanh toán và rơi vào trường hợp đối tượng không được vay vốn. Tình trạng bị lấy cắp thông tin đang diễn ra vô cùng tinh vi và phức tạp, rất khó kiểm soát. 

Vay vốn tín dụng sạch, an toàn!

Tnex

app tnex

VPBank

VPBank NEO

Jeff app

Jeff app

Crezu

Crezu

Mazilla

Mazilla

Visame

Visame

Credilo

Credilo

Finloo

Finloo

Khách hàng bị lấy thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số điện thoại để thực hiện các giao dịch vay vốn mà khách hàng không hề biết trong thời gian dài, khi đến hạn thanh toán mà người vay không chi trả nợ gốc và lãi cho các tổ chức tín dụng, điều đó dẫn đến hậu quả tai hại là khách hàng vướng phải nợ xấu.

Có phải nợ xấu sẽ lên CIC?

CIC là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia, có chức năng lưu trữ, thu nhận và tổng hợp thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu về thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng được ngân hàng hay các công ty tài chính gửi về CIC để cập nhật hệ thống, theo đó, chỉ cần khách hàng thanh toán khoản vay quá thời hạn thì sẽ được cập nhật chi tiết trên hệ thống CIC.

Theo quy định, khoản nợ quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên được xếp vào nhóm nợ xấu, tất cả các khoản dư nợ từ nhóm 3, 4, 5 đều được coi là nợ xấu trên CIC. Chắc chắn một điều là dính nợ xấu sẽ lên CIC.

Cách kiểm tra nợ xấu của cá nhân và người khác

Nợ xấu không chỉ là tình trạng của người đi vay mà những người chưa từng vay ngân hàng cũng bị dính nợ xấu do bị người khác đánh cắp thông tin để vay nợ. Do đó, để biết được tình trạng tín dụng của bản thân hoặc của người khác thì nên áp dụng những cách sau đây để kiểm tra nợ xấu: 

1. Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng/công ty tài chính

Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng/công ty tài chính

Trước khi vay vốn ngân hàng hay vay công ty tài chính, người vay sau khi điền thông tin đăng ký vay vốn sẽ được kiểm tra CIC nợ xấu để xem có đủ điều kiện vay hay không. 

Sau khi tra cứu thông tin trên CIC, ngân hàng/công ty tài chính sẽ thông báo kết quả cho bạn biết bạn có mắc nợ xấu không.

2. Kiểm tra nợ xấu qua app ngân hàng

Các ngân hàng hiện nay đã áp dụng công nghệ fintech bằng cách triển khai các app ngân hàng số để sử dụng các dịch vụ internet bank hay vay tiền online. 

Bên cạnh các chức năng thanh toán, chuyển khoản, tính năng vay tiền online của các app ngân hàng được tích hợp thêm chức năng kiểm tra nợ xấu bằng căn cước công dân.

Qua đó, khách hàng khi đăng ký vay online sẽ được thẩm định hồ sơ vay và kết quả của quy trình này sẽ cho khách hàng biết họ có bị mắc nợ xấu hay không.

Ngân hàng MB

MBBank
Đánh giá
5/5

3. Ứng dụng kiểm tra nợ xấu CIC

Bạn có thể kiểm tra nợ xấu một cách chính xác thông qua website chính thức của CIC. Đăng ký tài khoản và tra cứu lịch sử tín dụng của bản thân hoặc người khác.

Ngoài ra, CIC ra mắt ứng dụng CIC Credit Connect tải về smartphone (cả Android và IOS) sau đó đăng ký tài khoản để kiểm tra nợ xấu CIC. 

Kết quả tra cứu web hay app CIC sẽ gửi thông tin báo cáo về lịch sử tín dụng cho khách hàng cá nhân, bao gồm: thông tin cá nhân, điểm tín dụng, số dư nợ, mức độ rủi ro, lịch sử tín dụng, quan hệ tín dụng,… 

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu của người khác bằng căn cước công dân

Kiểm tra nợ xấu trên trang web CIC

Kiểm tra qua CIC thông qua website

  • Bước 1: truy cập trang web cic.gov.vn sau đó đăng ký tài khoản.
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo hướng dẫn, tải hình CMND hoặc CCCD.
  • Bước 3: Nhập mã OTP gửi về số điện thoại đã đăng ký và chọn “Tiếp tục” để hoàn tất bước điền thông tin.
  • Bước 4: Trong vòng 1-3 ngày, hồ sơ đăng ký sẽ được xác nhận. Sau đó bạn có thể đăng nhập vào tài khoản. Nếu bạn đã đăng ký tài khoản trước đó thì khi truy cập vào trang web CIC bạn đăng nhập vào tài khoản cá nhân luôn.
  • Bước 5: Bạn chọn mục “Khai thác báo cáo” để kiểm tra nợ xấu, nhập vào số CMND hoặc CCCD, bấm “Tra cứu” và chờ kết quả.

Kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC Credit Connect

Nếu sử dụng App CIC

  • Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại Android hoặc IOS.
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản theo hướng dẫn, nhập mã OTP gửi về tin nhắn SMS hoặc Email.
  • Bước 3: Chờ 1-3 ngày để hệ thống xác nhận và duyệt thông tin, sau khi được xác thực thì bạn mở ứng dụng để đăng nhập vào tài khoản.
  • Bước 4: Chọn mục “Khai thác báo cáo” để kiểm tra nợ xấu, nhập vào số CMND hoặc CCCD, bấm “Tra cứu” và chờ kết quả.

Sau khi tra cứu thì hệ thống trả về báo cáo thông tin tín dụng của khách hàng cá nhân như hình minh họa trên đây.

Tại sao phải kiểm tra nợ xấu của người khác?

kiểm tra nợ xấu của người khác

Việc kiểm tra nợ xấu của người khác là để có được thông tin lịch sử tín dụng trước khi đăng ký vay vốn, vì khi mắc nợ xấu sẽ rất khó khăn để được vay ngân hàng hay các công ty tài chính khác. Kiểm tra nợ xấu của người khác sẽ biết họ có được vay vốn không và không mất thời gian để thẩm định hồ sơ vay. 

Hơn nữa, tình trạng bị một số đối tượng lấy cắp rồi làm giả thông tin để vay vốn hiện nay rất nhiều, nên nhiều người có nhu cầu kiểm tra nợ xấu để yên tâm không bị các đối tượng giả danh xâm phạm đến thông tin cá nhân, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.

Kiểm tra nợ xấu của người khác có tốn phí không?

Khi kiểm tra nợ xấu tại ngân hàng thì mức phí tối thiểu là 30.000 đồng cho mỗi yêu cầu, tùy vào mỗi ngân hàng mức phí sẽ khác nhau.

Nếu tra cứu trực tiếp trên trang web CIC hay ứng dụng CIC trên điện thoại thì sẽ hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, thông tin bạn tự tra cứu cá nhân thì không thể đầy đủ được. 

Lời kết

Tóm lại, kiểm tra nợ xấu của mình hay kiểm tra nợ xấu của người khác là điều thật sự cần thiết để chủ động kiểm soát tài chính cho cá nhân có dự định vay vốn hay mở thẻ tín dụng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thu Hiền

Công việc bắt đầu cũng như kết thúc chính là tín dụng nói riêng hay tài chính ngân hàng nói chung. Nguyễn Thu Hiền hiện là Founder - CEO của website Sosanhthoi, tự tin mình có hơn 9 năm kinh nghiệm, chuyên môn lĩnh vực vay vốn. Hiền sẵn sàng tư vấn, gợi ý các gói vay vốn luôn thoả 3 tiêu chí: thủ tục đơn giản, chính sách minh bạch và quy trình miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *