Cách kiểm tra số điện thoại nợ xấu chi tiết 5 năm, mới

Bạn đang muốn kiểm tra số điện thoại nợ xấu nhưng không biết làm thế nào? Hiện nay, có rất nhiều người đột nhiên bị mắc nợ xấu mặc dù họ không hề đi vay bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào do bị kẻ gian giả mạo lấy cắp thông tin. 

Vậy làm thế nào để biết bản thân có đang mắc nợ xấu khi bản thân không hề đi vay? Sosanhthoi.com xin giới thiệu đến bạn 2 cách để kiểm tra số điện thoại nợ xấu dễ thực hiện nhất, cực kỳ an toàn mà không sợ bị kẻ gian lấy cắp thông tin. Hãy cùng Web theo dõi bài viết dưới đây. 

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu có nghĩa là những khoản nợ khó đòi hoặc thậm chí không thể đòi do người đi vay trả chậm hoặc bị phá sản. 

Thông thường, nếu người nợ thanh toán chậm từ 90 ngày trở lên sẽ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu và thông tin sẽ được lưu vào hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – CIC.   

Vay vốn tín dụng sạch, an toàn!

Tnex

app tnex

VPBank

VPBank NEO

Jeff app

Jeff app

Crezu

Crezu

Mazilla

Mazilla

Visame

Visame

Credilo

Credilo

Finloo

Finloo

Một khi bạn bị liệt vào danh sách nợ xấu và có hệ thống CIC đã lưu trữ thông tin nợ xấu của bạn thì trong tương lai bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cần vay vốn của một ngân hàng hay một công ty tài chính nào đó. 

Phân loại nợ xấu 

Các nhóm nợ xấu hiện nay

Tùy vào từng mức độ trễ nợ của bạn mà các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN

Nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn 

Nhóm 1 là nhóm đủ tiêu chuẩn, nghĩa là mức độ thấp nhất. Những khách hàng thanh toán vay chậm quá 10 ngày sẽ được đưa vào nhóm nợ xấu 1. Đối với nhóm 1, là trường hợp cho những khách hàng có thanh toán nhưng bị chậm quá 10 ngày

Vì vậy, mức độ không quá nghiệm trọng nên nếu bạn thuộc nhóm 1 nợ xấu thì vẫn có thể vay tiếp tại HD SaiSon cũng như những ngân hàng, công ty tài chính khác. 

Nhóm 2 nợ cần chú ý  

Nhóm này cao hơn nhóm 1 một bậc, bạn sẽ được đưa vào nhóm 2 nếu bạn thanh toán chậm trong khoảng từ hơn 10 đến 90 ngày hoặc cơ cấu nợ lại kỳ hạn trả nợ ban đầu. 

Nếu bạn rơi vào nhóm 2, bạn sẽ bị chặn không được vay tín chấp, mua trả góp, vay tiền mặt tiêu dùng trong 12 tháng kể từ ngày hoàn tất nghĩa vụ thanh toán, sau 12 tháng nhóm nợ này vẫn có thể tiếp tục vay của HD SaiSon. Khi rơi vào nhóm 2, bạn cũng phải đợi trong 12 tháng thì mới được xóa khỏi danh sách nợ xấu trên CIC. 

Nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn 

Đối với nhóm 3, đây là nhóm cùng với nhóm 4, 5 sẽ nằm trong danh sách đen của các ngân hàng và công ty tài chính khi đi vay, hậu quả khi bị đưa vào 3 nhóm này cực kỳ nghiêm trọng.  Bạn sẽ rơi vào nhóm 3 trong trường hợp 

  • Thanh toán chậm từ 91 ngày đến 180 ngày
  • Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo kỳ hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần hai
  • Giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng. 

Nhóm 4 nợ nghi ngờ mất vốn 

Nhóm 4 là nhóm nợ nguy hiểm chỉ sau nhóm 5. Đối với nhóm 4, bạn sẽ bị rơi vào nhóm này trong trường hợp:

  • Bạn thanh toán chậm từ 181 ngày cho đến 360 ngày.
  • Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo kỳ hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần hai quá hạn dưới 30 ngày theo kỳ hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.

Nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn 

Nhóm 5 là nhóm có mức độ cao nhất và nguy hiểm nhất, không còn hy vọng thu hồi vốn. Bạn sẽ rơi vào nhóm 5 trong trường hợp:

  • Thanh toán chậm quá 360 ngày.
  • Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo kỳ hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo kỳ hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.
  • Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. 

Cách kiểm tra số điện thoại nợ xấu

Hiện nay, có 2 cách phổ biến nhất để kiểm tra nợ xấu bằng số điện thoại đó là kiểm tra trên trang web Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC, thứ 2 là tải app CIC về điện thoại. 

Kiểm tra nợ xấu bằng CIC Website 

Kiểm tra qua CIC thông qua website

Bạn lưu ý trang CIC.org.vn chỉ dành cho chính phủ và các tổ chức tài chính, không dành cho các cá nhân bình thường. Vì vậy, hãy bấm vào đường link mà Webcuaban đính kèm tại bài này. 

  • Bước 1: Để kiểm tra nợ xấu trên website của CIC, bạn truy cập vào đường link tại đây.
  • Sau khi vào sẽ hiện ra giao diện như hình dưới, bạn nhấp vào đăng ký để tạo tài khoản nếu chưa có. Nhập vào đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản.
  • Bước 2: Để đăng ký tài khoản bạn hãy nhấp vào chữ đăng ký và sau đó tiến hành điền thông tin cá nhân để đăng ký tài khoản CIC.
  • Bước 3: Sau khi nhập thông tin cá nhân tại bước 2, bạn hãy nhập mã OTP được gửi đến số điện thoại của bạn để hoàn tất tạo tài khoản. 
  • Bước 4: Sau khi thực hiện 3 bước trên, bạn cần đợi từ 1 đến 3 ngày để CIC xác minh thông tin của bạn. 
  • Sau khi thông tin đã được CIC xác minh, bạn sẽ đăng nhập vào như bình thường. Sau đó nhấp vào mục Khai thác báo cáo để tra cứu nợ xấu của mình.

Kiểm tra nợ xấu bằng app CIC trên điện thoại 

Nếu sử dụng App CIC

Để thuận lợi hơn cho người dùng, CIC đã ra mắt ứng dụng CIC trên điện thoại thông minh cho cả 2 phiên bản hệ điều hành Android và IOS.

Bước 1: Truy cập vào CH Play cho Android hoặc App Store cho IOS để tải ứng dụng xuống điện thoại.

Bước 2: Tương tự như trên trang Web, nếu đã có tài khoản hãy nhấn vào nút đăng nhập. Nếu chưa hãy vào đăng ký tài khoản.

Bước 3: Hãy điền thông tin cá nhân, nhập mã OTP gửi về điện thoại như đã hướng dẫn trên phần đăng ký trên Website.

Bước 4: Chờ từ 1 đến 3 ngày để CIC xác minh thông tin của bạn. Sau 1 đến 3 ngày thì bạn có thể đăng nhập vào tài khoản để tra cứu nợ xấu.

Để tra cứu nợ xấu trên ứng dụng CIC, bạn cũng sẽ nhấn vào chữ Khai thác báo cáo để tra cứu. Tại bản báo cáo, bạn hãy chú ý đến mục mức độ rủi ro và so sánh với bảng bên dưới để biết mình có dính nợ xấu không cũng như biết mình thuộc nhóm mấy. Bạn hãy nhìn hình dưới đây để tham khảo.

Lưu ý kiểm tra số điện thoại nợ xấu

Ngoài 2 cách phổ biến nhất mà Webcuaban vừa nêu trên, thì còn một cách nữa đó là bạn hãy liên hệ với bên bạn đang vay hoặc đã từng vay để họ kiểm tra  giúp bạn hoặc bạn lên thẳng trang Web tra cứu khoản vay của tổ chức tài chính hay ngân hàng mà bạn đang vay hay từng vay để tra cứu tình trạng của mình. 

Lời Kết 

Chúng tôi đã đem đến cho bạn 2 cách kiểm tra số điện thoại nợ xấu phổ biến và dễ nhất cũng như một cách bổ sung thêm ở phần dưới. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho các bạn biết rõ được tình trạng nợ của mình, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp. 

Nếu còn thắc mắc gì thêm, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận bên dưới. Sosanhthoi sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thu Hiền

Công việc bắt đầu cũng như kết thúc chính là tín dụng nói riêng hay tài chính ngân hàng nói chung. Nguyễn Thu Hiền hiện là Founder - CEO của website Sosanhthoi, tự tin mình có hơn 9 năm kinh nghiệm, chuyên môn lĩnh vực vay vốn. Hiền sẵn sàng tư vấn, gợi ý các gói vay vốn luôn thoả 3 tiêu chí: thủ tục đơn giản, chính sách minh bạch và quy trình miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *