Nợ xấu bao nhiêu năm được xóa? Cách kiểm tra đơn giản

Nợ xấu là một vấn đề bất kỳ khách hàng vay vốn nào cũng có thể gặp phải, là điều kiện đầu tiên được xem xét khi ngân hàng hay tổ chức tài chính quyết định phê duyệt hồ sơ vay vốn của bạn hay không. 

Vậy nợ xấu bao nhiêu năm được xóa? Làm thế nào để xóa nợ xấu? Cùng Sosanhthoi.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là tình trạng khách hàng không thanh toán đúng kỳ hạn hàng tháng theo hợp đồng vay đã vay với ngân hàng hoặc các công ty tài chính, dẫn đến lịch sử thanh toán chậm được lưu lại trên hệ thống CIC và ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín dụng cũng như khả năng vay vốn sau này của khách hàng.

Bản chất của nợ xấu là một khoản nợ quá hạn mà ngân hàng và các công ty tài chính nhận thấy rủi ro trong việc thu hồi vốn. Tùy vào mức độ quá hạn của việc thanh toán mà khách hàng được xếp vào các nhóm nợ xấu khác nhau. Cụ thể, nợ xấu được phân thành 5 nhóm dưới đây:

Vay vốn tín dụng sạch, an toàn!

Ngân hàng Cake

Logo Cake by VPBank
Đánh giá
5/5

Ngân hàng MB

Logo MBBank
Đánh giá
5/5

Mazilla

Mazilla

Visame

Visame

Credilo

Credilo

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản thanh toán trả đúng thời hạn và có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi.
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Quá hạn thanh toán từ 10 đến 30 ngày.
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Quá hạn thanh toán từ 30 đến 90 ngày.
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: Quá hạn thanh toán từ 90 đến 180 ngày.
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Đây cũng là yếu tố mà các tổ chức cho vay dựa vào để đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định có duyệt khoản vay mới cho khách hàng hay không.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu là khách hàng không đủ khả năng chi trả khoản vay hàng tháng dẫn đến quá hạn và bị đánh giá nợ xấu. Vậy những lý do dẫn đến việc chi trả không đúng thời hạn là gì? 

Nguyên nhân chủ quan

  • Không quản lý được tài chính cá nhân: Việc không quản lý tốt chi tiêu dẫn đến thâm hụt tiền thanh toán khoản vay, làm cho các khoản nợ ngày càng tăng lên và dần dần không còn đủ khả năng chi trả.
  • Không nắm rõ thông tin khoản vay và hợp đồng: Việc không nắm rõ thông tin khoản vay như lãi suất, lịch thanh toán, số tiền chi trả mỗi tháng,… làm cho khách hàng không thanh toán đúng như những điều khoản trong hợp đồng vay. 
  • Sử dụng thẻ tín dụng quá mức: Người dùng sở hữu thẻ tín dụng nếu không biết kiểm soát tốt rất dễ dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức thu nhập, từ đó dẫn đến việc không đủ khả năng chi trả và bị đánh giá nợ xấu trong lịch sử tín dụng của mình.

Bên cạnh đó, có một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến lịch sử nợ xấu như quên thanh toán các khoản vay khi đến hạn, cố tình không thanh toán dẫn đến bị đánh giá nợ xấu, vay nóng hoặc cờ bạc.

Nguyên nhân khách quan

Đôi khi những vấn đề biến động kinh tế hay tình trạng dịch bệnh trong xã hội cũng là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ nợ xấu.

  • Lạm phát: Việc lạm phát dẫn đến chi phí trong cuộc sống tăng cao, trong khi thu nhập cá nhân không tăng, làm thâm hụt tài chính và mất đi khả năng chi trả các khoản vay.
  • Dịch bệnh: Điển hình như dịch bệnh Covid 19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công việc kinh doanh bị đình trệ, người lao động không có thu nhập, cuộc sống khó khăn hơn trong khi vẫn phải thanh toán khoản vay mỗi tháng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng.

Hậu quả của lịch sử nợ xấu

Hậu quả của lịch sử nợ xấu

Khi có lịch sử nợ xấu, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc đăng ký hồ sơ vay vốn, trả góp sau này. Rất ít ngân hàng và tổ chức tài chính hỗ trợ những hồ sơ vay vốn dính vào nợ xấu, nên khả năng được xét duyệt sẽ rất thấp.

Đối với doanh nghiệp, việc không được xét duyệt các hồ sơ vay sẽ ảnh hưởng đến việc kêu gọi nguồn vốn đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến những kế hoạch phát triển trong tương lai, thậm chí có thể phá sản do thiếu hụt nguồn vốn để duy trì việc kinh doanh và trả lương cho nhân viên.

Nợ xấu cũng ảnh hưởng việc sử dụng thẻ tín dụng. Một cá nhân có lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC sẽ bị hạn chế trong việc được cấp hạn mức tín dụng để chi tiêu qua thẻ tín dụng.

Nếu vay thế chấp mà để nợ xấu, khách hàng có khả năng mất đi tài sản mà mình đã thế chấp với ngân hàng để thực hiện khoản vay.

Không chỉ vậy, người thân của khách hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là những thành viên có trong sổ hộ khẩu của khách hàng. Chỉ cần bạn có lịch sử nợ xấu, không được xét duyệt vay vốn trong thời gian quy định, thì người thân trong sổ hộ khẩu cũng không được hỗ trợ. Đó là lý do vì sao sổ hộ khẩu là hồ sơ không thể thiếu khi bạn đi vay ở bất kỳ ngân hàng hay công ty tài chính nào.

Làm thế nào để xóa lịch sử nợ xấu trên CIC?

Chi tiết cách xóa nợ xấu CIC 

Việc xóa nợ xấu là điều rất cần thiết để khách hàng có thể tiếp tục vay vốn, trả góp hoặc mở thẻ tín dụng ở các ngân hàng và công ty tài chính. Vì vậy, khách hàng có thể sắp xếp thanh toán toàn bộ tiền gốc và lãi suất cho ngân hàng để được xóa lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể lưu ý những biện pháp sau để xóa nợ xấu trong lịch sử tín dụng của mình:

  • Tất toán các khoản vay dưới 10 triệu: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi tất toán khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng thì khoản vay đó sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng nữa. Vì vậy, việc thanh toán các khoản vay nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn tốt hơn.
  • Tranh thủ tất toán nhanh những khoản vay trên 10 triệu: Nếu khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2, thì chỉ cần tất toán khoản vay quá hạn và sau 12 tháng lịch sử nợ xấu sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC. Và thông tin lịch sử tín dụng được cập nhật hàng tháng nên khách hàng cố gắng tất toán càng nhanh thì khả năng được duyệt các khoản hỗ trợ tài chính càng sớm.
  • Đăng ký báo cáo tín dụng: Báo cáo tín dụng bao gồm các thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng, những tài khoản tín dụng, những khoản vay và thanh toán trễ hạn. Khi nắm rõ thông tin, khách hàng sẽ kịp thời tránh để nợ xấu nhóm 2 chuyển qua nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5, vì những nhóm nợ xấu này mất nhiều thời gian hơn để xóa khỏi lịch sử tín dụng của khách hàng.

Nợ xấu bao nhiêu năm được xóa?

Tùy vào nhóm nợ xấu mà thời gian xóa lịch sử nợ xấu sẽ khác nhau:

  • Đối với nhóm 1, thanh toán đúng kỳ hạn cả gốc lẫn lãi hàng tháng sẽ không ảnh hưởng đến hồ sơ vay tiền nhanh chỉ cần CMND, trả góp tiếp theo, thậm chí có thể dựa trên lịch sử thanh toán tốt của hợp đồng vay cũ để dễ dàng được xét duyệt hơn.
  • Đối với nhóm 2, nợ xấu sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC sau 12 tháng kể từ khi khách hàng thanh toán hết khoản vay quá hạn, lúc này lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ đủ điều kiện để thực hiện khoản vay tiếp theo. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có một số ngân hàng chấp nhận cá nhân có lịch sử nợ xấu nhóm 2 được vay vốn nếu tình hình tài chính ổn định và nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do yếu tố khách quan gây nên.
  • Còn lại những khách hàng bị đánh giá nợ xấu nhóm 3, 4, 5 rất tiếc ngân hàng sẽ không hỗ trợ cho vay dưới bất kỳ hình thức nào. Phải mất 5 năm thì lịch sử tín dụng của khách hàng mới trở lại bình thường và được hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng và công ty tài chính.

Lời kết

Câu hỏi “nợ xấu bao nhiêu năm được xóa” trong bài viết này đã giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết, cho dù thuộc nhóm nợ xấu nào thì cũng có thể được xóa khỏi lịch sử tín dụng, nhưng thời gian tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc thanh toán quá hạn. 

Vì vậy, khách hàng cần nắm rõ lịch thanh toán và số tiền thanh toán cũng như các điều khoản trong hợp đồng vay để tránh rơi vào nợ xấu, ảnh hưởng đến những dự định sau này khi cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng và công ty tài chính.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thu Hiền

Công việc bắt đầu cũng như kết thúc chính là tín dụng nói riêng hay tài chính ngân hàng nói chung. Nguyễn Thu Hiền hiện là Founder - CEO của website Sosanhthoi, tự tin mình có hơn 9 năm kinh nghiệm, chuyên môn lĩnh vực vay vốn. Hiền sẵn sàng tư vấn, gợi ý các gói vay vốn luôn thoả 3 tiêu chí: thủ tục đơn giản, chính sách minh bạch và quy trình miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *