DBR trong ngân hàng là gì? Ảnh hưởng gì khi vay tiền
Nếu bạn đang tham khảo DBR Trong ngân hàng là gì thì có nghĩa là bạn đang chuẩn bị làm sale ngân hàng hoặc bạn là khách hàng, đã được một bạn nhân viên tư vấn ngân hàng nào đó nói về cách tính khoản vay như thế nào rồi, phải không nào!
Vậy, DBR là gì, nó ảnh hưởng như thế nào trong quá trình phê duyệt khoản vay tín chấp, mở thẻ tín dụng ngân hàng! Cùng tham khảo chi tiết bài viết này cùng Sosanhthoi nhé.
Định nghĩa DBR là gì?
DBR với tên gọi đầy đủ là Debt To Income, là cách tính khả năng chi trả của một khách hàng, khi họ đang có những khoản vay và sử dụng thẻ tín dụng. Từ ngân hàng đến công ty tài chính, từ vay tiền mặt đến mua hàng trả góp điện máy. Tất cả đều được ghi nhận lịch sử tín dụng được ngân hàng nhà nước quản lý.
Vậy, DBR ảnh hưởng đến như thế nào? Thông thường thì ngân hàng sẽ lấy mức lương chuyển khoản ngân hàng nhận được từ việc đi làm hưởng lương công ty để là thước đó khả năng trả nợ.
Có nghĩa lương bạn chuyển khoản càng cao thì khả năng chi trả của bạn càng lớn và dĩ nhiên DBR của bạn càng nhiều. Bạn có nhiều cơ hội để vay tín chấp ngân hàng, thế chấp kể cả mở thẻ tín dụng đều được cả.
Quay lại vấn đề DBR, nếu bạn đi tham khảo vay tiêu dùng ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là Shinhan bank Việt Nam thì DBR thường hay nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các cuộc trò chuyện từ nhân viên tín dụng.
Cách tính DBR trong ngân hàng như thế nào?
Trong bài viết này, Thu Hiền sẽ lấy ngân hàng Shinhan làm một ví dụ cựu thể để tính DBR nhé. Một khách hàng lương 20 triệu chuyển khoản ngân hàng Vietcombank đã bao gồm khấu trừ bảo hiểm y tế và xã hội. Đang trả góp chiếc điện thoại mỗi tháng là 2.5 triệu đồng. Vậy, DBR của khách hàng này là bao nhiêu?
Ở ví dụ trên thì theo ngân hàng Shinhan bank quy định, khách hàng này đang có lịch sử tín dụng là mua trả góp điện thoại. Theo ngân hàng thì DBR của anh/ chị này sẽ là 60% lương trên sao kê ngân hàng Vietcombank.
Cựu thể như sau:
- Thu nhập thực lãnh chuyển khoản < 16 triệu: DBR =< 55%
- Thu nhập thực lãnh chuyển khoản < 12 triệu: DBR =< 50%
- Thu nhập thực lãnh chuyển khoản >= 16 triệu: DBR =< 60%
Như VD trên thì khách hàng này lương 20 triệu thì DBR sẽ là 60% x 20 triệu = 12 triệu.
Vậy, loại đi số tiền hàng tháng trả góp điện thoại là = 2.5 triệu thì khả năng chi trả còn lại của khách hàng sẽ là 12 – 2.5 = 9.5 triệu đồng
Các tính ra sao?
Như VD trên thì khách hàng này lương 20 triệu thì DBR sẽ là 60% x 20 triệu = 12 triệu. Vậy, loại đi số tiền hàng tháng trả góp điện thoại là = 2.5 triệu thì khả năng chi trả còn lại của khách hàng sẽ là 12 – 2.5 = 9.5 triệu đồng
Kết luận.
Vậy, khách hàng này còn lại 9.5 triệu để có thể vay tín chấp ngân hàng Shinhan miễn sao số tiền hàng tháng dự kiến sẽ trả cho Shinhan bank không quá 9.5 triệu đồng thì số tiền vay sẽ duyệt đủ.
Đây là một ví dụ điển hình về ngân hàng Hàn quốc thôi nhé. Mỗi ngân hàng sẽ có một cách tính khả năng trả nợ còn lại khác nhau.
Theo Hiền thấy thì tên gọi thứ 2 về khả năng chi trả là DTI và mình cũng đã có một bài viết khá là chi tiết rồi, bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới này nhé.
Mất hết DBR liệu có vay ngân hàng được nữa không?
Trong trường hợp bạn đang có quá nhiều khoản nợ hàng tháng sẽ trả thì rất khó có thể vay tín chấp hay mở thẻ tín dụng ngân hàng lần nữa.
Vậy, làm sao để vay ngân hàng khi DRB ít hay gọi là âm! Hướng giải quyết là bạn có thể xem tổng khoản vay ở các ngân hàng hay công ty tài chính (áp dụng riêng vay tiền mặt và mua hàng trả góp điện máy thôi nha).
Nếu bạn có khả năng tất toán khoản vay, ý là đóng hết mọi dư nợ còn lại ở tài chính, ngân hàng đó để gia DBR của bạn tăng lên. Thì vẫn còn thể vay vốn tiêu dùng ngân hàng được nhé.
Nếu bạn đang có những câu hỏi xoay quanh cách tính này hay trong trường hợp gọi là Fail DBR thì hãy Inbox Hiền, mình sẵn sàng tư vấn, chọn ngân hàng lãi suất tốt nhất có thể để vay nhé.
Lời kết
Ah, vì mình sống và làm việc tại TP.HCM và hỗ trợ lân cận Bình Dương thôi nha. Hãy để lại bất kỳ câu hỏi nào nếu bạn đang thắc mắc DRB trong ngân hàng là gì, nó có tầm ảnh hưởng như nào đến khoản vay hiện tại? Hãy để lại bình luận bên dưới và mình sẵn sàng nếu online nhé.
Xem thêm:
- DTI là gì?
- Hậu quả xù nợ ATM Online!
- Có bao nhiêu cách Home credit đòi nợ?
- Bảo hiểm khoản vay TPBank có bắt buộc không?