Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không? Cách kiểm tra

Hiện nay việc dùng thẻ tín dụng trong mua sắm, chi tiêu hằng ngày đã không còn quá xa lạ với mọi người vì sự thuận tiện cũng như nhanh chóng của nó. Nhưng cũng chính vì vậy mà rất nhiều người đã chi tiêu quá đà dẫn đến việc không thể thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng của mình khi đến kỳ hạn và bị nợ xấu. 

Vậy nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không? Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi dùng thẻ tín dụng. Cùng Sosanhthoi tìm hiểu một cách chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng giúp cho bạn có thể chi tiêu mà không cần phải có tiền trong thẻ. Số tiền này được ngân hàng cho bạn mượn để dùng trước và đến kỳ hạn thì bạn sẽ phải hoàn trả lại cho ngân hàng. Bề ngoài thẻ tín dụng giống như một thẻ ngân hàng thông thường vậy, và tùy vào ngân hàng bạn làm thẻ tín dụng mà chúng có màu sắc khác nhau.

Hiện nay thẻ tín dụng chia làm hai loại đó là thẻ tín dụng nội địa ( chỉ có thể thanh toán trong nước) và thẻ tín dụng quốc tế (ngoài việc có thể thanh toán trong nước còn cho phép bạn thanh toán ở cả nước ngoài mà không cần đổi thành tiền mặt). Các loại thanh toán trực tuyến đều có thể dùng thẻ tín dụng để hoàn thành một cách nhanh chóng.

Vay vốn tín dụng sạch, an toàn!

Ngân hàng Cake

Logo Cake by VPBank
Đánh giá
5/5

Ngân hàng MB

Logo MBBank
Đánh giá
5/5

Mazilla

Mazilla

Visame

Visame

Credilo

Credilo

Để có thể mở được thẻ tín dụng ở các ngân hàng thì ngoài việc bạn phải có thu nhập hằng tháng ổn định thì điểm uy tín của bạn phải tốt. Điểm uy tín này sẽ được ngân hàng dựa trên lịch sử tín dụng của bạn để đánh giá và tùy thuộc vào điều này để quyết định hạn mức thẻ tín dụng của bạn.

Chức năng chính từ thẻ tín dụng

Sự thuận tiện khi dùng thẻ tín dụng là điều mà ai cũng phải công nhận, bạn có thể thoải mái mua sắm, chi tiêu mà không sợ thẻ hết tiền. Tuy nhiên cũng chính điều này đã làm cho nhiều người không thể kiểm soát được chi tiêu của mình dẫn đến việc khi đến kỳ thanh toán thẻ tín dụng thì không thể thanh toán đủ hay đúng hạn được.

Hiện nay đa số các ngân hàng mở thẻ tín dụng cho phép bạn quá hạn thanh toán 45 ngày mà không phát sinh lãi, qua thời gian này nếu bạn vẫn không thể thanh toán được thì tài khoản thẻ tín dụng của bạn sẽ phát sinh lãi suất và phí phạt và sẽ bị ghi nhận là có nợ xấu. Đây chính là nợ xấu thẻ tín dụng. 

Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không?

Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không?

Vậy nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không? Đây là thắc mắc cũng như lo lắng của rất nhiều người khi sử dụng thẻ tín dụng để cho tiêu hằng ngày. Và câu trả là nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố trách nhiệm hình sự trước pháp luật và được quy định ở điều 175 bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, tùy vào số tiền mà bạn không thể thanh toán mà có các hình phạt khác nhau như sau:

  • Với số tiền từ 4-50 triệu: Phạt tù không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6th đến 3 năm. 
  • Số tiền từ 50-200 triệu: phạt tù từ 2-7 năm.
  • Số tiền từ 200- 500 triệu: phạt tù từ 5-12 năm
  • Số tiền từ 500 triệu trở lên: phạt tù từ 12-20 năm.

Có thể thấy, từ 4 triệu đồng trở lên là bạn đã có thể bị truy tố nếu như không thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn. Tuy nhiên để có thể lập hồ sơ truy tố thì bên mở thẻ tín dụng phải đảm bảo điều kiện là mức lãi suất áp dụng là 20%/năm

Nếu không sẽ không thể truy tố được. Thông thường với những địa điểm áp dụng mức lãi suất quá 20%/năm thì sẽ chọn cách đòi nợ thông thường như gọi điện, đe dọa,…

Hậu quả khi không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn!

Hậu quả khi không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn!

Khi bạn không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn ngoài hình phạt cao nhất là bị truy tố ra thì bạn còn có thể gặp rất nhiều rắc rối như:

Phí phạt, lãi suất khi quá hạn cao

 Khi bạn làm thẻ tín dụng thì trong hợp đồng sẽ ghi rõ lãi suất và phí phạt mà bạn phải trả khi quá hạn trả nợ. Và thường thì khoản chi phí này khá cao và sẽ tăng theo thời gian nếu bạn vẫn không thể thanh toán đúng hạn. 

Tài khoản của bạn sẽ bị phát sinh nợ xấu

 Khi bạn quá thời hạn thanh toán mà vẫn không thể thanh toán thì sẽ phát sinh nợ xấu, và thông tin này sẽ được ghi nhận trên hệ thống CIC. 

Khi đó điểm tín dụng của bạn sẽ giảm, và sẽ gây ra  rất nhiều bất lợi nếu sau này bạn muốn vay vốn ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính, vì đa số ngân hàng sẽ không duyệt hồ sơ vay vốn cho những ai có nợ xấu trong lịch sử giao dịch của mình.

Bị các cuộc gọi điện đòi nợ làm phiền

Khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng thì bạn sẽ phải cung cấp thông tin cá nhân của mình bao gồm phương thức liên lạc của mình như số điện thoại, email,..ngân hàng sẽ thông qua những phương thức này để gọi điện hoặc nhắn tin mỗi ngày để giục bạn thanh toán tiền nợ. 

Một số nơi còn liên lạc cho cả gia đình, người thân hay chỗ làm việc của bạn để thông báo, nhắc nhở bạn thanh toán khoản nợ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Và sau 36 tháng, nếu như bạn vẫn không thể trả nợ thì ngân hàng có thể khởi kiện bạn ra tòa.

Việc không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn gây ra rất nhiều hậu quả không đáng có, vì vậy bạn nên có một kế hoạch chi tiêu hợp lý và cố gắng trả nợ thẻ tín dụng một cách nhanh nhất để tránh những rắc rối không đáng có xảy ra.

Lưu ý khi dùng thẻ tín dụng để không gây nợ xấu

 Sử dụng thẻ tín dụng tuy thuận tiện trong việc thanh toán nhưng cũng sẽ phát sinh rất nhiều hậu quả không đáng có. Sau đây là một số lưu ý khi dùng thẻ tín dụng để hạn chế tình trạng bị nợ xấu:

  • Khi muốn mở thẻ tín dụng nên tìm hiểu mức tính lãi suất của các ngân hàng và nên chọn ngân hàng có mức lãi suất thấp để mở thẻ.
  • Không nên để hạn mức thẻ tín dụng ở mức quá cao vì điều này sẽ làm bạn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn dẫn đến việc có thể không thể thanh toán được khoản nợ vào cuối kỳ dẫn đến nợ xấu.
  • Nên giữ lại hóa đơn tiêu dùng hằng tháng để có thể có thể kiểm soát tài chính bản thân một cách tốt hơn, cùng với đó là kiểm soát bản thân trong việc chi tiêu hằng ngày để tránh lãng phí một cách không cần thiết.
  • Đa số các thẻ tín dụng sẽ thường có các ưu đãi khi mua sắm, bạn hãy tận dụng những ưu đãi này để có thể tiết kiệm thêm một khoản chi phí khi mua sắm, tiêu dùng hằng ngày.
  • Nên cố gắng thanh toán dư nợ một cách sớm nhất để tránh phát sinh thêm lãi và phí phạt cùng với đó là tài khoản của bạn sẽ bị ghi nhận nợ xấu.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng tôi hi vọng bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc “ Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không” của mình cũng như có thêm nhiều thông tin về những vấn đề liên quan. 

Thẻ tín dụng là một con dao hai lưỡi, có thể giúp bạn thuận tiện trong chi tiêu hằng ngày nhưng nếu không cẩn thận thì bạn có thể trở thành một người nợ nần chồng chất, vậy nên hãy kiểm soát chi tiêu của mình một cách tốt nhất để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thu Hiền

Công việc bắt đầu cũng như kết thúc chính là tín dụng nói riêng hay tài chính ngân hàng nói chung. Nguyễn Thu Hiền hiện là Founder - CEO của website Sosanhthoi, tự tin mình có hơn 9 năm kinh nghiệm, chuyên môn lĩnh vực vay vốn. Hiền sẵn sàng tư vấn, gợi ý các gói vay vốn luôn thoả 3 tiêu chí: thủ tục đơn giản, chính sách minh bạch và quy trình miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *