Quá hạn ngân hàng bao lâu thành nợ xấu, cách kiểm tra

Một trong những vấn đề mà chúng ta thường mắc phải khi vay tín dụng tại ngân hàng hay các đơn vị tài chính khác đó là vấn đề quên lịch thanh toán nợ. Chậm trễ quá trình thanh toán nợ là điều mà không có bất kỳ ai mong muốn xảy ra. 

Nếu bạn đang tìm hiểu về quá hạn ngân hàng bao lâu thành nợ xấu, nhằm thoát khỏi tình trạng nợ bao vây thì hãy cùng Sosanthhoi đi sâu vào biết này để tìm ra câu trả lời phù hợp.

Khái niệm nợ quá hạn

Khái niệm nợ quá hạn

Nợ quá hạn là số tiền mà người vay không trả đúng theo thời hạn giao ước trên hợp đồng vay mượn. Trong đó, bên vay phải trả bao gồm cả tiền gốc lẫn lãi cho đơn vị hay tổ chức tín dụng cho vay mượn.

Nếu như đến hạn thanh toán hợp đồng vay nhưng khách hàng không thể thanh toán tại thời điểm đó hoặc mất đi năng lực kinh tế để có thể trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay thì được đưa vào nhóm nợ quá hạn.

Mở tài khoản online miễn phí

Ngân hàng số TNex

Tnex
Đánh giá
5/5

Ngân hàng MB

Logo MBBank
Đánh giá
5/5

Phân loại nợ quá hạn

1. Nợ có tài sản đảm bảo

Hay còn gọi là vay thế chấp, là khoản nợ hình thành khi người đi vay đem thế chấp nhà cửa, vàng, bất động sản của mình,…nhưng khi đến hạn thanh toán thì không có khả năng trả nợ và gốc. 

Ngân hàng chưa thu được tiền từ người vay nhưng vẫn có cơ hội thu hồi một phần vốn trên tài sản thế chấp.

2. Nợ không có tài sản đảm bảo

Hay còn gọi là vay tín chấp, là khoản nợ mà người đi vay không cần thế chấp tài sản của mình đồng thời cũng không trả được nợ gốc khi đến hạn thanh toán. Đối với trường hợp này ngân hàng không thể nào thu hồi lại được toàn bộ tiền gốc.

Chi tiết thời gian nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu

Cách kiểm tra vợ bị nợ xấu chồng có vay được không?

Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc của khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo cam kết và không được cơ cấu tổ chức lại thời hạn trả nợ.

Đồng thời, tổ chức tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết về việc chuyển nợ quá hạn kèm bảng tổng hợp số dư nợ gốc bị quá hạn, thời hạn chuyển nợ quá hạn và lãi suất đối với số dư nợ gốc bị quá hạn.

Nếu vượt qua khoảng thời gian đóng trễ cho phép là 1- 3 ngày mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ bắt đầu tính nợ quá hạn.

Thời gian trễ hạn là yếu tố quyết định hồ sơ vay vốn của khách hàng đang bị nợ quá hạn nằm trong nhóm nợ xấu nào.

Sau đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn nội dung cốt lõi của 05 nhóm nợ xấu được cập nhật trên trên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).

  • Nợ nhóm 1: Nợ quá hạn trả dưới 10 ngày.
  • Nợ nhóm 2: Nợ quá hạn trả đến 90 ngày.
  • Nợ nhóm 3: Nợ quá hạn trả từ 91 ngày đến 180 ngày.
  • Nợ nhóm 4: Nợ quá hạn trả từ 181 ngày đến 360 ngày.
  • Nợ nhóm 5: Nợ quá hạn trả trên 360 ngày.

Hiện nay, căn cứ theo quy định của hệ thống ngân hàng chỉ cần đóng trễ một ngày các khoản nợ của khách hàng đều có thể bị xếp vào danh sách nợ quá hạn.

Pháp luật nhà nước quy định về nợ quá hạn như thế nào?

Pháp luật cho phép tổ chức tín dụng thực hiện quyền chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc khi bên vay chậm trả nợ gốc và lãi vay, có hành vi cố ý vi phạm (theo Điều 20 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và Công văn số 950/NHNN/CSTT ngày 03/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước về chuyển nợ quá hạn).

Các bên được tự do bàn bạc và thỏa thuận lãi phạt khi chuyển nợ quá hạn. Lãi phạt không được quá 150% lãi suất trong hạn ghi trong hợp đồng vay.

Trường hợp mục đích của người vay sử dụng để tiêu dùng thì lãi suất cho vay thực tế sẽ cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay đối với các mục đích khác.

Những ảnh hưởng quá hạn ngân hàng bao lâu thành nợ xấu!

Những ảnh hưởng quá hạn ngân hàng bao lâu thành nợ xấu!

Khi nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4 và 5 sẽ là rào cản khiến cho người vay không thể tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

Một số đơn vị cho vay sẽ rất sát sao trong việc tiến hành kiểm tra lịch sử vay vốn của khách hàng trên nền tảng CIC.

Các thông tin quan trọng như họ và tên người vay, các khoản đã vay, khoản nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn và tổ chức cho vay vốn,…của người vay sẽ được lưu trên hệ thống trung tâm tín dụng CIC trong thời hạn từ 3 đến 5 năm sau khi người vay đã hoàn tất việc thanh toán tiền gốc và lãi vay.

Vì vậy, để không bị mất đi cơ hội vay vốn về sau khách hàng cần chú ý thời gian trả nợ và việc tất toán các khoản vay khi đến hạn.

Hướng dẫn cách xóa nợ quá hạn ngân hàng

Nợ quá hạn sau khi được hệ thống CIC cập nhật thành nợ xấu và sẽ lưu trữ toàn bộ thông tin của khách hàng. Khi muốn được hỗ trợ cho vay, cách tốt nhất mà khách hàng có thể làm đó là gỡ bỏ hết nợ quá hạn đang còn tồn đọng. Sau đây là trình tự hướng dẫn cho bạn cách để xóa nợ quá hạn hiệu quả:

Bước 1: Kiểm tra xem bạn đang thuộc nhóm nợ nào trên ứng dụng CIC online hoặc kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng mà bạn đang bị nợ quá hạn.

Ngoài ra, bạn còn có thể đến trung tâm CIC có trụ sở tại số Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội hoặc Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh để xác nhận tình trạng nợ.

Bước 2: Tiến hành thanh toán đầy đủ các khoản nợ gồm gốc vay, lãi và phí phạt chậm nộp.

Bước 3: Hệ thống CIC sẽ cập nhật lại lịch sử tín dụng và thông báo đến bạn trong thời gian nhanh nhất.

Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) sẽ lưu trữ lịch sử tín dụng của các đối tượng đi vay trong khoảng thời gian 5 năm gần nhất.

Các nhóm nợ 1 và 2 sẽ được ngân hàng hỗ trợ cho vay sau 12 tháng nếu khách hàng đã thanh toán hết số dư nợ.

Các nhóm nợ 3, 4 và 5 không được ưu ái như nhóm nợ 1 và 2. Ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay lại trong khoảng thời gian đến 5 năm.

Rủi ro đi kèm khi đảo nợ ngân hàng để tránh bị nợ xấu

Rủi ro đi kèm khi đảo nợ ngân hàng để tránh bị nợ xấu

  • Đảo nợ ngân hàng là một hình thức vừa mang tính phạm pháp vừa mang đến các lợi ích đối với người đi vay và bên cho vay.
  • Đối với ngân hàng: Giảm thiểu việc trích lập dự phòng rủi ro, làm tăng lợi nhuận, cắt bớt nợ xấu và các khoản nợ vay quá hạn.
  • Đối với khách hàng: Kéo dài thêm thời hạn thanh toán nợ, giảm lãi suất phát sinh do quá hạn, nợ quá hạn không bị chuyển thành nợ xấu.
  • Nếu các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp đang lo lắng vì không biết quá hạn ngân hàng bao lâu thành nợ xấu và có ý định đảo nợ ngân hàng thì nên xem xét và phân tích các rủi ro pháp lý sẽ gặp phải. Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra khi đảo nợ.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật

Đây là hành vi phạm pháp mà chính nhà nước ta đã ban bố và răn đe trong các văn bản pháp luật. 

Vì vậy, khi có bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào có ý định thực hiện đảo nợ tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thì đều phải chuẩn bị tâm lý cho việc bị truy tố trách nhiệm đối với pháp luật nhà nước.

Trách nhiệm hình sự khi làm giả hồ sơ

Một số doanh nghiệp đã liều lĩnh làm giả giấy tờ, hồ sơ vay vốn sau đó dùng số tiền vay được để trả nợ ngân hàng. Hành vi này nếu bị phát hiện sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

Rủi ro nợ xấu ngân hàng

Việc đảo nợ ngân hàng không thể duy trì ổn định mãi khi doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng mắc nợ. Khi nhận được số tiền từ việc đảo nợ doanh nghiệp sẽ trả nợ và rồi lại mượn nợ. 

Một vòng tuần hoàn luẩn quẩn như vậy cứ diễn ra sẽ khiến cho khoản vay đảo nợ đó biến thành nợ xấu ngân hàng do năng lực tài chính của doanh nghiệp không còn nữa.

Những lưu ý để không bị nợ quá hạn

Khi tiến hành đăng ký vay vốn tại ngân hàng, người đi vay nên xem xét khả năng tài chính cùng với số tiền muốn giải ngân và lãi suất vay để có kế hoạch dự trù kinh phí trả nợ.

Một lưu ý quan trọng dành cho bạn đó là về thời gian trả nợ quy định trong hợp đồng vay vốn, tốt nhất là bạn nên chủ động đóng trước hạn để ngân hàng cập nhật sớm lịch sử nộp tiền lên hệ thống.

Không nên vay vốn để tiêu xài hoang phí, mua sắm những thứ không cần thiết để tránh mang nợ cho mình. Tạo thói quen lên kế hoạch chi tiêu và tất toán nợ một cách chỉn chu để giảm bớt áp lực kinh tế cho bản thân.

Thanh toán tiền gốc và lãi càng sớm càng tốt để không bị tính thêm lãi phạt, đồng thời giúp tăng bậc điểm tín dụng tại ngân hàng mà bạn đang vay.

Lời kết

Như vậy, https://sosanhthoi.com đã cung cấp toàn bộ thông tin có liên quan đến vướng mắc của bạn đọc về quá hạn ngân hàng bao lâu thành nợ xấu qua nội dung chi tiết trong bài. Sau khi tham khảo bài viết trên hy vọng bạn đọc rút ra được những kinh nghiệm và lưu ý cần thiết trước khi làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)
Nguyễn Thu Hiền

Nguyễn Thu Hiền

Công việc bắt đầu cũng như kết thúc chính là tín dụng nói riêng hay tài chính ngân hàng nói chung. Nguyễn Thu Hiền hiện là Founder - CEO của website Sosanhthoi, tự tin mình có hơn 9 năm kinh nghiệm, chuyên môn lĩnh vực vay vốn. Hiền sẵn sàng tư vấn, gợi ý các gói vay vốn luôn thoả 3 tiêu chí: thủ tục đơn giản, chính sách minh bạch và quy trình miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *